Nhận diện, phê phán quan điểm sai trái, thù địch xuyên tạc về đội ngũ lãnh đạo chủ chốt của Đảng

Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị không ngừng tìm cách chống phá, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam; trong đó, một trong những thủ đoạn mà chúng thường xuyên sử dụng là xuyên tạc về đội ngũ lãnh đạo chủ chốt của Đảng. Nhận diện và đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch đó là việc làm rất cần thiết; qua đó, tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Nhận diện, phê phán quan điểm sai trái, thù địch xuyên tạc về đội ngũ lãnh đạo chủ chốt của Đảng
Nhận diện, phê phán quan điểm sai trái, thù địch xuyên tạc về đội ngũ lãnh đạo chủ chốt của Đảng

Nhận diện quan điểm sai trái, thù địch xuyên tạc về đội ngũ lãnh đạo chủ chốt của Đảng

      Nhận thấy vai trò của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng, thời gian qua các thế lực thù địch, phản động đặc biệt quan tâm và không ngừng xuyên tạc về đội ngũ cán bộ này. Mục đích cuối cùng của chúng là nhằm hạ thấp uy tín của Đảng, dần đi tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Tựu trung, các quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động nhằm vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng tập trung vào một số luận điểm sau:

     Thứ nhất, xuyên tạc về công tác nhân sự, nhất là nhân sự cấp cao trước thềm đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng.

      Trước thềm đại hội, các thế lực thù địch, phản động lại được dịp để xuyên tạc công tác nhân sự, nhất là công tác nhân sự cấp cao của Đảng ta. Trên các trang mạng xã hội, các nội dung kiểu như, ai sẽ là tứ trụ đại hội, ai ở, ai đi, số lượng ủy viên trung ương, ủy viên dự khuyết trung ương,… sẽ thay đổi như thế nào, nhất là trong bối cảnh Đảng ta đẩy mạnh sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Nội dung không có gì mới mà chủ yếu xoay quanh bình luận về số lượng, độ tuổi, vùng miền, ai sẽ giữ chức này, chức kia… Thâm hiểm hơn nữa là nêu quan hệ của các quan chức tạo liên danh giành quyền lực chủ chốt trước và trong đại hội. Chúng còn đưa ra những danh sách mơ hồ và khẳng định những người sẽ được cơ cấu trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các chức danh quan trọng trong bộ máy cấp cao.

    Thứ hai, các thế lực thù địch, phản động không ngừng chống phá công tác tổ chức - cán bộ của Đảng, qua đó gián tiếp phủ nhận phẩm chất, năng lực và uy tín của đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt của Đảng.

    Các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị ra sức tuyên truyền xuyên tạc công tác cán bộ của Đảng là mất dân chủ, phụ thuộc ý chí của người đứng đầu; ca ngợi nền dân chủ phương Tây; cổ xúy tư tưởng đa đảng, kích động người dân biểu tình chống phá chế độ.

     Lợi dụng vi phạm của một số cán bộ, trong đó có cán bộ cấp cao bị xử lý kỷ luật; một số cán bộ xin thôi giữ các chức vụ trong Đảng, bộ máy nhà nước, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị quy kết lựa chọn cán bộ “không đủ tiêu chuẩn”, xuyên tạc công tác cán bộ là “sự áp đặt từ trên xuống”, “sai ngay từ đầu”, là “hình thức, không thực chất”. Lô-gic của chúng là, công tác cán bộ là công tác của tập thể cấp ủy, công tác cán bộ sai lầm có nghĩa là tập thể Đảng sai lầm. Thêm nữa, cán bộ cấp nào bị kỷ luật thì cấp ủy ở đó sai, cán bộ diện Trung ương quản lý hư hỏng thì suy ra Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư sai, nói cách khác là toàn Đảng sai. Như vậy, mục đích cuối cùng của chúng là quy kết Đảng ta đang mắc sai lầm, không còn đủ trí tuệ và phẩm chất để lãnh đạo cách mạng?!

     Thứ ba, từ tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên mà quy kết cả đội ngũ cán bộ, đảng viên “thoái hóa”, “biến chất”.

     Từ hiện tượng một số cán bộ, đảng viên có biểu hiện vi phạm, bị xử lý kỷ luật, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lớn tiếng quy chụp rằng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở Việt Nam hiện nay đã “thoái hóa về tư tưởng, suy đồi về phẩm chất đạo đức, lối sống, không giữ được “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” như lời dạy của Bác Hồ”.

     Chúng còn triệt để lợi dụng tình trạng tham nhũng của một bộ phận cán bộ, đảng viên để quy chụp đó là một “quốc nạn không có thuốc chữa”. Họ hàm hồ cho rằng, tình trạng đó bắt nguồn từ nguyên nhân tất yếu là chế độ một đảng duy nhất ở Việt Nam và cáo buộc tham nhũng là “căn bệnh nan y, kinh niên của chế độ độc Đảng cầm quyền”. Ngoài ra, các thế lực phản động còn đồng nhất toàn bộ Đảng Cộng sản với một số đảng viên, cán bộ tham nhũng, thoái hóa, biến chất và lên tiếng rêu rao “Đảng không còn là Đảng do Hồ Chí Minh sáng lập, Đảng không còn mang bản chất cách mạng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, của dân tộc”.

     Trên đây là ba trong số nhiều phương thức, thủ đoạn, cả trực tiếp, gián tiếp, mà các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị sử dụng nhằm xuyên tạc về đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng. Mục tiêu của chúng là làm lu mờ, hạ thấp uy tín lãnh đạo trong bộ máy của Đảng, Nhà nước, nhất là cán bộ cấp cao. Hạ thấp uy tín của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt sẽ mở đường từng bước gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ, làm giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng; hạ bệ uy tín, dần phủ nhận vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, xóa bỏ chế độ ở nước ta hiện nay.

     Không thể xuyên tác công tác cán bộ, đội ngũ lãnh đạo chủ chốt của Đảng

     Ở bất kỳ quốc gia và vào thời điểm nào, sự thành bại của mọi sự nghiệp hay sự tồn vong, thịnh suy của một quốc gia, chế độ đều phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ nói chung, trong đó đặc biệt quan trọng là cán bộ chủ chốt. Đối với nước ta, điều này càng có vị trí quan trọng, “then chốt của nhiệm vụ then chốt”; bởi lẽ, Đảng ta đã phải chịu nhiều hy sinh, đối mặt với bao sóng gió để lãnh đạo, dẫn dắt đất nước giành chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế và thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, và giờ đây vững bước tiến vào kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc. Để tạo nên năng lực, sức chiến đấu của Đảng, ngoài những đường lối, chủ trương đúng đắn, sáng suốt của Đảng, sự đoàn kết thống nhất của các tổ chức đảng từ cơ sở đến Trung ương, vai trò của đội ngũ cán bộ, nhất là lãnh đạo chủ chốt, rất quan trọng, là hạt nhân quy tụ đảng viên và nhân dân đồng tâm hiệp lực, tạo nên khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thực hiện các đường lối, chủ trương của Đảng.

     Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đặc biệt coi trọng công tác cán bộ, nhất là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt có năng lực, phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ. Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã chỉ rõ: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng”. Nghị quyết xác định 5 quan điểm chỉ đạo về công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp; sau 10 năm thực hiện Chiến lược cán bộ, Ban Chấp hành Trung ương khóa X đã tổng kết việc thực hiện Chiến lược cán bộ và ban hành Kết luận số 37-KL/TW, ngày 2-2-2009, bổ sung 1 quan điểm thành 6 quan điểm chỉ đạo. Trên cơ sở tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII và xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ phát triển mới của đất nước, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 19-5-2018, về “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”. Nghị quyết số 26-NQ/TW đã bổ sung, phát triển và xác định 5 quan điểm chỉ đạo về công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ để thực hiện trong những năm tới. Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng; công tác cán bộ là khâu “then chốt” của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị…

     Nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng, công tác cán bộ đã có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được những kết quả quan trọng, bám sát quan điểm, nguyên tắc của Đảng, ngày càng đi vào nền nếp, đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ của tình hình mới. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nâng cao kỹ năng lãnh đạo, năng lực quản lý, điều động, luân chuyển cán bộ có bước đổi mới, được quan tâm, chú trọng gắn với yêu cầu thực tiễn. Đồng thời, tăng cường bảo vệ chính trị nội bộ và kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ có lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống giản dị, gương mẫu, có ý thức tổ chức kỷ luật, luôn tu dưỡng, rèn luyện trình độ, năng lực, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nhiều cán bộ năng động, sáng tạo, thích ứng với xu thế hội nhập, có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.

     Những kết quả trên đây có thể khẳng định, công tác cán bộ, đặc biệt là việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt, ngày càng được thực hiện bài bản và nền nếp hơn, với nhiều phương pháp và quy trình chặt chẽ. Việc lựa chọn và đào tạo cán bộ lãnh đạo chủ chốt được thực hiện nghiêm ngặt, chú trọng vào phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn và uy tín trong công việc. Cán bộ lãnh đạo phải có phẩm chất đạo đức vững vàng, tầm nhìn chiến lược và khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo không chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức, mà còn chú trọng phát triển kỹ năng lãnh đạo, quản lý, kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp và giải quyết xung đột. Đảng ta ngày càng quan tâm tổ chức các khóa học đào tạo ở trong nước và nước ngoài để nâng cao trình độ cho đội ngũ này. Tất nhiên, Đảng ta cũng nhất quá chủ trương nghiêm trị những cán bộ suy thoái, hư hỏng, tham ô, tham nhũng…, bất kể người đó là ai, giữ chức vụ gì. Do đó, những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín, hình ảnh của các cá nhân, mà còn làm tổn hại đến năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Việc tôn trọng sự thật, sự chính xác trong thông tin và duy trì phẩm hạnh của cán bộ lãnh đạo chủ chốt, sự bài bản, nền nếp trong công tác cán bộ của Đảng là rất quan trọng đối với sự ổn định và phát triển của xã hội, tiếp tục tạo sự đồng thuận, bồi đắp khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng để vững bước tiến vào kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc./.

Tác giả: Nguyễn Ngọc Hùng

Nhận diện quan điểm sai trái, thù địch xuyên tạc về đội ngũ lãnh đạo chủ chốt của Đảng       Nhận thấy vai trò của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng, thời gian qua các thế lực thù địch, phản động đặc biệt quan tâm và không ngừng xuyên tạc về đội ngũ cán bộ này. Mục đích cuối cùng của chúng là nhằm hạ thấp uy tín của Đảng, dần đi tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Tựu trung, các quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động nhằm vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng tập trung vào một số luận điểm sau:      Thứ nhất, xuyên tạc về công tác nhân sự, nhất là nhân sự cấp cao trước thềm đại hội đảng bộ c&aacut

Tin khác cùng chủ đề

Bác bỏ luận điệu Việt Nam không thực thi và đảm bảo nhân quyền!
Phát động cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Xây dựng “thế trận lòng dân” trên không gian mạng để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Phòng, chống “diễn biến hòa bình”: Lại tuyên truyền "bẩn"!
Sự xuyên tạc, kích động thâm hiểm về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển
Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình - chính sách quốc phòng đúng đắn của Việt Nam

Gửi bình luận của bạn

Chung nhan Tin Nhiem Mang