Việc lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết và tạo sự đồng thuận, thống nhất cao của toàn dân trong việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, bảo đảm Hiến pháp phản ánh đúng ý chí, nguyện vọng của Nhân dân. 

Tập trung tuyên truyền kịp thời, rộng rãi tới các tầng lớp nhân dân về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013
Tập trung tuyên truyền kịp thời, rộng rãi tới các tầng lớp nhân dân về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

Ngày 14/5/2025, trong  chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội thảo luận về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp là nhiệm vụ chính trị - pháp lý hệ trọng, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới, nhằm tạo cơ sở hiến định triển khai đồng bộ, thống nhất chủ trương của Đảng về tinh gọn bộ máy từ Trung ương đến cơ sở, bảo đảm hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp, góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, thịnh vượng.

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều: Điều 9,  Điều 10, khoản 1 Điều 84, Điều 110, khoản 2 Điều 111, khoản 2 Điều 112, khoản 1 Điều 114, khoản 2 Điều 115.

Hiến pháp là đạo luật cơ bản, có hiệu lực pháp lý cao nhất, quy định những nguyên tắc nền tảng về tổ chức bộ máy nhà nước, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Mọi sự thay đổi, điều chỉnh trong Hiến pháp đều tác động trực tiếp đến đời sống chính trị, pháp lý và xã hội. Vì vậy, các cơ quan, đơn vị, địa phương cần đẩy mạnh truyền thông kịp thời, rộng rãi tới các tầng lớp nhân dân về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm của các cơ quan thông tin, báo chí, phương tiện thông tin đại chúng để Nhân dân hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu đầy đủ về mục đích, ý nghĩa và những nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, từ đó chủ động, tự giác tuân thủ, thực hiện sau khi Hiến pháp được thông qua. Theo đó chú trọng các nội dung sau:

* Đối tượng lấy ý kiến: Các tầng lớp Nhân dân. Các cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương.  Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên.  Các chuyên gia, nhà khoa học.

* Nội dung lấy ý kiến: Lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về toàn bộ dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (Click để xem toàn văn dự thảo Nghị quyết, Bản thuyết minh, Bản so sánh), bao gồm bố cục, nội dung và kỹ thuật trình bày.

* Hình thức tổ chức lấy ý kiến

- Các cá nhân có thể góp ý kiến trực tiếp trên ứng dụng VNeID, Cổng thông tin điện tử Quốc hội, Cổng thông tin điện tử Chính phủ hoặc gửi ý kiến bằng văn bản gửi đến các cơ quan có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của Nhân dân.

Các bước thực hiện đóng góp ý kiến trên ứng dụng VNeID

- Các cơ quan, tổ chức, theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, yêu cầu tiến độ, tình hình thực tế của cơ quan, tổ chức, địa phương mình, chủ động lên kế hoạch tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm để lấy ý kiến đối tượng thuộc phạm vi quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học. - Chính quyền địa phương các cấp tổ chức lấy ý kiến Nhân dân bằng các hình thức phù hợp với điều kiện thực tiễn theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Thời gian lấy ý kiến góp ý hoàn thành vào ngày 30/5/2025 và Chính phủ gửi Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp đến Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp (qua Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội) chậm nhất ngày 05/6/2025.

Mốc tiến độ lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

 

 

Thắm Nguyễn

 

Ngày 14/5/2025, trong  chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội thảo luận về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp là nhiệm vụ chính trị - pháp lý hệ trọng, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới, nhằm tạo cơ sở hiến định triển khai đồng bộ, thống nhất chủ trương của Đảng về tinh gọn bộ máy từ Trung ương đến cơ sở, bảo đảm hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp, góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, thịnh vượng. Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều: Điều 9,  Điều 10, khoản 1 Điều 84, Điều 110, khoản 2 Điều 111, khoản 2

Tin khác cùng chủ đề

Những điểm mới nổi bật của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Nước sông Cái lên nhanh, nhiều xã ngoại thành Nha Trang bị ngập nặng
        Thủ tướng chỉ đạo tập trung cứu nạn cháu bé rơi xuống ống cọc bê tông
Thực hiện thủ tục chia tách thửa đất: Tạm dừng việc bố trí diện tích mở lối đi chung
          Thủ tướng chỉ đạo thành lập Tổ công tác đặc biệt liên quan tới tình hình Ukraine 
          Hỗ trợ người Việt từ Ukraine sang Ba Lan: “Sẽ không một ai bị bỏ rơi”

Gửi bình luận của bạn