Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng nhằm phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Quán triệt chủ trương, của Đảng, chính sách của Nhà nước, trong những năm 2010-2020, Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa đã đề ra nhiều chủ trương về xây dựng nông thôn mới, nhờ đó, quá trình xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Khánh Hòa đạt được nhiều kết quả quan trọng, để lại nhiều bài học kinh nghiệm có giá trị thực tiễn sâu sắc.

Xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Khánh Hòa (2010-2020) - Kết quả và một số kinh nghiệm
Xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Khánh Hòa (2010-2020) - Kết quả và một số kinh nghiệm



1.
 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa

Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5-8-2008, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” xác định rõ quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Trên cơ sở đó, ngày 4-6-2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 với lộ trình và nhiều giải pháp đồng bộ.

Triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2010-2015, xác định nhiệm vụ trọng tâm: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí chung của quốc gia; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho dân cư ở vùng nông thôn1. Tiếp đó, ngày 11-7-2011, Tỉnh ủy Khánh Hòa ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU xác định mục tiêu giai đoạn 2011 - 2015 tập trung lãnh đạo xây dựng nông thôn mới tại 58 xã có mức trung bình khá (đạt từ 5 tiêu chí trở lên); 36 xã còn lại tiếp tục nâng cao số tiêu chí đạt được, hướng đến hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới vào năm 2020. Giai đoạn 2016-2020, phấn đấu 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia;  đến năm 2030, giữ vững và nâng cao các tiêu chí đã đạt được, ưu tiên đầu tư phát triển các xã thuộc huyện đảo Trường Sa nhằm đảm bảo sự phát triển đồng bộ, bền vững giữa các khu vực2.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2015-2020, tiếp tục xác định Chương trình Xây dựng nông thôn mới là một nhiệm vụ trọng tâm và đề ra mục tiêu đến năm 2020, có 55% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, 37 xã đạt từ 10 tiêu chí trở lên. Đồng thời, các xã đã đạt chuẩn tiếp tục duy trì thành quả và nâng cao chất lượng tiêu chí theo hướng hiện đại hóa kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội3. Ngày 11-7-2016, Tỉnh ủy Khánh Hòa ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU “về Chương trình Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020”, xác định mục tiêu: Đến năm 2020, có 53/94 xã đạt chuẩn nông thôn mới (56,4%), 12 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí (12,8%), 25 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí (26,6%), 4 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí (4,2%), không còn xã dưới 5 tiêu chí. Số tiêu chí đạt chuẩn bình quân chung của toàn tỉnh là 16 tiêu chí/xã. Thành phố Nha Trang hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới4.

Những chủ trương trên của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa đã được cấp ủy, chính quyền các cấp cùng toàn bộ hệ thống chính trị trong tỉnh tổ chức triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới. Với sự ủng hộ mạnh mẽ của quần chúng, nhân dân trong tỉnh, trong những năm 2010-2020, Chương trình Xây dựng nông thôn mới tại Khánh Hoà đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao đời sống người dân, tạo động lực cho khu vực nông thôn tỉnh Khánh Hòa phát triển bền vững.

Để đạt được những mục tiêu đề ra, cấp ủy, chính quyền các cấp đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực. Công tác tuyên truyền được chú trọng nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất trong hệ thống chính trị và huy động sự tham gia của đông đảo nhân dân; thành lập Ban Chỉ đạo, Văn phòng Điều phối; xây dựng quy hoạch phát triển nông thôn mới; đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng nông thôn; thúc đẩy phát triển sản xuất gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống văn hóa - xã hội; củng cố hệ thống chính trị, tăng cường quốc phòng - an ninh và chú trọng công tác bảo vệ môi trường. Đặc biệt, ngày 31-10-2016 UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 8673/KH-UBND “về tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới" trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016 - 2020”.

Về phương thức thực hiện, Chương trình Xây dựng nông thôn mới được triển khai theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, đề cao nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát”. Cán bộ, đảng viên giữ vai trò nêu gương, cùng với sự vào cuộc tích cực của các tổ chức đoàn thể như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên... Với cách làm đó, đã tạo động lực thi đua thúc đẩy phong trào xây dựng nông thôn mới, với nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo tại các địa phương. Nhờ đó, phong trào xây dựng nông thôn mới của tỉnh Khánh Hòa đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

2. Một số kết quả đạt được

Với ý chí quyết tâm cao và sự vào cuộc đồng bộ của toàn bộ hệ thống chính trị, phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2010 - 2020 được triển khai sâu rộng tạo sự chuyển biến tích cực, trong nhận thức và hành động của các cấp chính quyền cũng như toàn thể nhân dân trong tỉnh. Nhân dân trong tỉnh tích cực tham gia, giúp nhau phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, thực hiện nếp sống văn hóa, ứng xử văn minh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương.

Nếu như năm 2011, tỉnh Khánh Hòa chưa có xã nào đạt chuẩn nông thôn mới, đến năm 2015, có 22/94 xã (23,4%) được công nhận đạt chuẩn. Số tiêu chí đạt chuẩn bình quân chung của toàn tỉnh là 12,5 tiêu chí/xã, tăng 7,07 tiêu chí/xã so với tháng 7-2011. Đến hết năm 2020, có 56/92 xã (giảm 2 xã do sáp nhập) (60,8%) đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 34 xã so với năm 2015 và vượt chỉ tiêu đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII (53/94 xã, tương ứng 55%). Thành phố Nha Trang hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới5.

Về kết quả thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới: 94/94 xã đạt tiêu chí quy hoạch. Trong đó, tiêu chí giao thông có 62/94 xã đạt, tiêu chí thủy lợi đạt 89/94 xã, tiêu chí điện có 93/94 xã (riêng xã đảo Vạn Thạnh chưa đạt chuẩn). Tiêu chí trường học đạt ở 56/94 xã, cơ sở vật chất văn hóa có 47/94 xã, cơ sở hạ tầng nông thôn đạt ở 79/94 xã, thông tin và truyền thông đạt 94/94 xã. Tiêu chí nhà ở dân cư có 56/94 xã đạt, thu nhập có 48/94 xã đạt, hộ nghèo có 63/94 xã đạt, lao động có việc làm đạt 94/94 xã. Tiêu chí tổ chức sản xuất có 57/94 xã, giáo dục và đào tạo đạt 72/94 xã, y tế có 68/94 xã đạt. Về văn hóa, 87/94 xã đạt, môi trường và an toàn thực phẩm đạt ở 53/94 xã, hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật có 49/94 xã đạt, quốc phòng và an ninh đạt 94/94 xã.

Về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội: 100% số xã trong tỉnh có đường ô tô đến trung tâm. Bên cạnh nguồn ngân sách nhà nước, người dân trong tỉnh còn đóng góp kinh phí, tự nguyện hiến đất, tháo dỡ lều quán để xây dựng các công trình đường liên thôn, liên xóm. Nhờ đó, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ khu vực nông thôn, miền núi ngày càng hoàn thiện, góp phần rút ngắn cự ly thông thương, đảm bảo sinh hoạt và sản xuất cho người dân.

 Về hoàn thiện hệ thống thủy lợi: hệ thống thủy lợi nội đồng được kiên cố hóa, giúp chủ động nguồn nước tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tỉnh đã triển khai thực hiện 99 công trình thủy lợi, với tổng mức đầu tư lên đến 91.260 triệu đồng, bằng nguồn vốn ngân sách địa phương6.

Về hệ thống điện: công tác đầu tư, cải tạo hệ thống lưới điện trung, hạ áp của các xã xây dựng nông thôn mới luôn được chú trọng, mạng lưới điện quốc gia được cấp đến tận các thôn, xóm đảm bảo chất lượng điện năng (riêng xã đảo Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh chưa đạt chuẩn tiêu chí điện).

Về giáo dục: hệ thống trường học đã được rà soát, sắp xếp, bổ sung, điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương. Toàn tỉnh có 71 trường mầm non, 86 trường tiểu học, 71 trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia. Tỉnh đã đầu tư xây dựng 85 trường học với tổng kinh phí 172.272 triệu đồng; 94/94 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Về hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa: Hệ thống thiết chế văn hóa xã, thôn phát huy được công năng sử dụng, tổ chức được nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động khác để nhân dân trên địa bàn tham gia. Tỉnh có 42 thiết chế văn hóa - thể thao cấp xã và 231 thiết chế văn hóa - thể thao cấp thôn đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh. Bên cạnh đó, tỉnh còn đầu tư xây dựng 120 công trình cơ sở vật chất văn hóa, với tổng mức đầu tư lên tới 98.540 triệu đồng7.

Về công tác triển khai chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và dịch vụ nông thôn: Giai đoạn 2011 - 2016, tỉnh hỗ trợ 56.192 triệu đồng từ ngân sách, trong đó, đối ứng từ các hợp tác xã, tổ hợp tác và hộ gia đình là 46.762 triệu đồng, giai đoạn 2017 - 2019, tỉnh hỗ trợ 44.545 triệu đồng (vốn đối ứng là 59.564 triệu đồng). Chính sách này nhằm mục đích hỗ trợ các xã tham gia Chương trình Xây dựng nông thôn mới, góp phần quan trọng đảm bảo an sinh xã hội8. Nhờ đó, người dân đã mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; từng bước hình thành các vùng sản xuất chuyên canh với những loại cây trồng mang hiệu quả kinh tế cao như: Bưởi da xanh, sầu riêng, xoài, chôm chôm, khoai sáp... Đây là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện Đề án chuyển đổi cây trồng, cơ cấu lại ngành nông nghiệp, góp phần thực hiện thành công Chương trình mỗi xã một sản phẩm.

Sau 10 năm (2010 - 2020) triển khai thực hiện Chương trình Xây dựng nông thôn mới, thu nhập của người dân ở khu vực nông thôn tăng gấp 2,6 lầnnăm 2019 đạt 35 triệu đồng/người9. Ngoài ra, tỉnh còn tích cực triển khai thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức: Hỗ trợ tín dụng hộ nghèo, hỗ trợ đất, kỹ thuật canh tác, phát thẻ bảo hiểm y tế miễn phí... đến cuối năm 2020, toàn tỉnh còn 7.248 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2,18%, mức giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân đạt 1,5%/năm10.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Chương trình Xây dựng nông thôn mới tại Khánh Hòa còn một số hạn chế: kết quả thực hiện Chương trình chưa tương xứng với khả năng của tỉnh và thấp hơn so với bình quân chung cả nước; việc huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới còn gặp nhiều khó khăn, vốn ngân sách Nhà nước (kể cả vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác) còn thấp so với nhu cầu của các địa phương, nguồn lực huy động từ nhân dân còn hạn chế; công tác bảo dưỡng các công trình, cơ sở hạ tầng chưa được thực hiện thường xuyên; công tác quản lý các công trình giao thông chưa phù hợp với quy mô và nhu cầu khai thác sử dụng; cơ sở hạ tầng một số địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu học tập, sinh hoạt và sản xuất. Kinh tế hợp tác ở nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu tổ chức lại sản xuất; liên kết, hợp tác trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ còn hạn chế11. Nguyên nhân là do cấp ủy, chính quyền ở một số địa phương chưa tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, bên cạnh đó nguồn lực đầu tư cho Chương trình Xây dựng nông thôn mới còn hạn chế; đặc biệt, do tác động của biến đổi khí hậu (thiên tai, dịch bệnh, nhất là đại dịch COVID - 19) và thị trường đã ảnh hưởng lớn đến thu nhập, đời sống của người dân…

3. Những kinh nghiệm chủ yếu

Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cấp uỷ, chính quyền, cán bộ, đảng viên và người dân về xây dựng nông thôn mới. Trong quá trình triển khai thực hiện, Tỉnh ủy Khánh Hòa luôn tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về tầm quan trọng của Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới; phát huy tính sáng tạo, chủ động, loại bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới của tỉnh phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy biên soạn, phát hành tài liệu “Hỏi - đáp về xây dựng nông thôn mới”; biên soạn và phát hành 8.400 cuốn Sổ tay, kỷ yếu tuyên truyền xây dựng nông thôn mới của tỉnh; phối hợp với các Hội, đoàn thể tổ chức nhiều buổi hội thảo, tọa đàm cho hàng ngàn cán bộ các cấp tham dự. Sở Văn hoá và Thể thao tổ chức nhiều chương trình văn nghệ cổ động phong trào xây dựng nông thôn mới, tổ chức nhiều hội thảo, lắp đặt pano tuyên truyền về Chương trình Xây dựng nông thôn mới12. Qua đó, người dân ở nông thôn tích cực tham gia vào công tác giải phóng mặt bằng, hiến đất làm đường, mở rộng giao thông nông thôn; ở nhiều nơi, người dân còn đầu tư kinh phí xây dựng các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường, tu sửa nhà cửa. Nhiều mô hình như: “Thắp sáng đường quê”, “Nhóm chổi thôn quê”, “Mái ấm tình thương”… được thực hiện hiệu quả, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn.

Hai là, đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn kiến thức xây dựng nông thôn mới cho đội ngũ cán bộ các cấp. Giai đoạn 2010 - 2020, UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành Quyết định số 2511/QĐ-UBND ngày 10-10-2012 và Quyết định số 208/QĐ-UBND ngày 19-01-2017 triển khai kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp. Các nội dung tập huấn bảo đảm đúng quy định của Trung ương, đồng thời bám sát thực tế, phù hợp với đặc thù của tỉnh.

Toàn tỉnh đã tổ chức được 193 lớp tập huấn với hơn 19.281 lượt cán bộ, công chức tham dự13. Thông qua các khóa tập huấn đội ngũ cán bộ xây dựng nông thôn mới được nâng cao nhận thức, kiến thức, năng lực chuyên môn và kỹ năng quản lý, điều hành, góp phần thực hiện thành công Chương trình Xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là Chương trình mỗi xã một sản phẩm, Chương trình khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới…

Ba là, xây dựng đồng bộ hệ thống bộ máy chỉ đạo thực hiện Chương trình Xây dựng nông thôn mới từ tỉnh đến cơ sở. Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình Xây dựng nông thôn mới các cấp được thành lập và kiện toàn qua từng thời kỳ, bao gồm đại diện lãnh đạo các ngành, cơ quan, đơn vị. Sau khi thành lập, Ban Chỉ đạo các cấp tiến hành xây dựng quy chế hoạt động, chương trình công tác hằng năm, có sự phân công, phân nhiệm cụ thể, rõ ràng. Đối với cấp tỉnh, ngày 23-3-2009, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2339/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh Khánh Hòa; ngày 18-7-2018, ban hành Quyết định số 2053/QĐ-UBND về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo các Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) tỉnh giai đoạn 2016 - 2020. Việc kiện toàn được thực hiện trên cơ sở sáp nhập các Ban Chỉ đạo của các chương trình như: Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới, Chương trình giảm nghèo bền vững, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, cùng với Chương trình mỗi xã một sản phẩm. Chủ tịch UBND tỉnh  Trưởng Ban, 2 Phó Chủ tịch UBND tỉnh là Phó Trưởng Ban, 41 ủy viên là lãnh đạo các sở, ngành và đoàn thể liên quan. Đối với cấp huyện: 8/8 huyện, thị xã, thành phố đã thành lập Ban Chỉ đạo và ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp huyện14.

Bốn là, lồng ghép và tận dụng tối đa các nguồn lực trong thực hiện Chương trình Xây dựng nông thôn mới, bao gồm hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước và các nguồn lực khácChương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới được định hướng như một giải pháp toàn diện nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững, củng cố đời sống xã hội, đảm bảo an ninh và quốc phòng. Tại Khánh Hòa, chương trình được triển khai với lộ trình rõ ràng, từng bước vững chắc, không chỉ đáp ứng yêu cầu giữ vững ổn định chính trị và xã hội ở khu vực nông thôn mà còn phù hợp với điều kiện thực tế địa phương. Việc xây dựng nông thôn mới tại đây dựa trên sự đồng thuận và khả năng đóng góp của người dân, tạo nền tảng vững mạnh cho sự phát triển lâu dài. Tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình giai đoạn 2010-2019 là 4.168.334 triệu đồng trong đó: Giai đoạn 2011-2015 là 1.198.591 triệu đồng (vốn ngân sách Trung ương là 114.950 triệu đồng, vốn ngân sách cấp tỉnh là 694.458 triệu đồng, vốn ngân sách cấp huyện là 97.159 triệu đồng, vốn ngân sách cấp xã là 201.969 triệu đồng, vốn cộng đồng là 90.055 triệu đồng); Giai đoạn 2016-2019 là 2.969.743 triệu đồng (vốn ngân sách Trung ương là 22.400 triệu đồng, vốn ngân sách cấp tỉnh là 353.000 triệu đồng, vốn ngân sách cấp huyện là 143.700 triệu đồng, vốn ngân sách cấp xã là 46.900 triệu đồng...)15.

Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh cũng tích cực triển khai các gói vay, góp phần quan trọng để thực hiện thành công Chương trình Xây dựng nông thôn mới.

Trong 10 năm (2010-2020) triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới (2010-2020), công cuộc xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Khánh Hòa đã nhận được sự ủng hộ và tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân. Với sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của Đảng bộ và chính quyền các cấp trong tỉnh, Chương trình Xây dựng nông thôn mới đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, diện mạo nông thôn được đổi mới, đời sống nhân dân liên tục được nâng cao. Những bài học kinh nghiệm từ giai đoạn 2010 - 2020 là cơ sở quan trọng để Đng bộ tỉnh Khánh Hòa tiếp tục lãnh đạo thực hiện Chương trình Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 với mục tiêu phát triển nông thôn bền vững, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân và hướng tới một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả.

 

Ngày nhận bài: 11-3-2025; ngày thẩm định, đánh giá: 12-3-2025; ngày duyệt đăng: 15-3-2025

1. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khánh HòaBáo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2010 - 2015, tr. 23, lưu Văn phòng Tỉnh ủy Khánh Hòa

 2. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khánh HòaNghị quyết số 09-NQ/TU ngày 11-7-2011 về Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới tỉnh Khánh Hoà giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2030, tr. 1, lưu Văn phòng Tỉnh ủy Khánh Hòa

3. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khánh HòaBáo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2015 - 2020, tr. 58, lưu Văn phòng Tỉnh ủy Khánh Hòa

4. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa:: Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 11-7-2016 về Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới tỉnh Khánh Hoà giai đoạn 2016 - 2020, tr. 1, lưu Văn phòng Tỉnh ủy Khánh Hòa

5. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà: Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 11-01-2021 về thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới tỉnh Khánh Hoà giai đoạn 2021 - 2025, tr. 1, lưu Văn phòng Tỉnh ủy Khánh Hòa

 6, 7, 8, 9, 11, 12, 13, 14, 15. Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà: Báo cáo số 177/BC-UBND ngày 10-10-2019, tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011 - 2020, tr. 13, 14, 15, 17, 20, 9, 8, 6, 11, lưu Văn phòng UBND tỉnh Khánh Hòa

10. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa: Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, tr. 12, lưu Văn phòng Tỉnh ủy Khánh Hòa.

TS NGUYỄN THẾ ANH, LÊ TRƯỜNG GIANG LỘC

Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng

1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5-8-2008, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” xác định rõ quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Trên cơ sở đó, ngày 4-6-2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 với lộ trình và nhiều giải pháp đồng bộ. Triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2010-2015, xác định nhiệm vụ trọng tâm: Đẩy nhanh tiến độ x&

Tin khác cùng chủ đề

Công tác xây dựng đảng thời kỳ đổi mới (1986-2021) - Thành tựu và bài học kinh nghiệm
Nhiệm vụ cấp bách cần được thực hiện với quyết tâm cao
Đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng
Công tác tuyên giáo với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
          Chuyên gia xây dựng Đảng: 3 điểm mới căn bản nghiêm cấm đảng viên không được làm
Đẩy mạnh thực hành dân chủ, tiếp tục phát huy cao độ sức mạnh của nhân dân trong xây dựng và phát triển đất nước

Gửi bình luận của bạn