Lịch sử cách mạng Việt Nam là hành trình đấu tranh kiên cường của toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong dòng chảy đó, việc nghiên cứu quá trình hoạt động của các chiến sĩ cách mạngđể đưa vào chương trình giáo dục có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc cho thế hệ trẻ. Đối với Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa, với bản lĩnh cách mạng kiên cường, tư duy tổ chức sắc sảo và tinh thần dấn thân vì lý tưởng, đồng chí Hà Huy Tập và đồng chí Ngô Đức Diễn đã góp phần to lớn vào việc xây dựng lực lượng, truyền bá tư tưởng yêu nước, chủ nghĩa Mác - Lênin vào quá trình vận động thành lập Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa. 

Vai trò của hai đồng chí Hà Huy Tập và Ngô Đức Diễn trong việc vận động thành lập Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa
Vai trò của hai đồng chí Hà Huy Tập và Ngô Đức Diễn trong việc vận động thành lập Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa

Ảnh. Những dòng chữ ghi lại dấu tích hoạt động cách mạng của đồng chí Hà Huy Tập được khắc ghi tại Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi. Ảnh. Báo Khánh Hòa điện tử

Bối cảnh lịch sử - xã hội Khánh Hòa cuối những năm 1920, đầu 1930 

Vào cuối những năm 1920, dưới ách thống trị của thực dân Pháp, Khánh Hòa cũng như nhiều tỉnh miền Trung rơi vào cảnh áp bức, bóc lột nặng nề. Chính quyền thực dân cấu kết với tay sai phong kiến, thi hành các chính sách thuế khóa hà khắc, cướp đoạt ruộng đất, cưỡng bức lao động, khiến đời sống nhân dân rơi vào cảnh lầm than. Giai cấp nông dân, vốn chiếm đa số, phải chịu sưu cao thuế nặng, mất đất sản xuất, trong khi công nhân làm việc tại các đồn điền, hầm mỏ, xưởng thợ bị bóc lột tàn bạo.

Ở miền Trung, nhiều tổ chức yêu nước ra đời, nổi bật là Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên - tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tại Khánh Hòa, tổ chức này nhanh chóng thu hút đông đảo quần chúng tham gia, tạo tiền đề thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và xây dựng lực lượng cách mạng. Cùng với đó, phong trào công - nông ở Khánh Hòa từng bước chuyển từ tự phát sang tự giác, hình thành những hạt nhân lãnh đạo đầu tiên.

Năm 1925 - 1926, hai thầy giáo Ngô Đức Diễn (người Nghệ An), Hà Huy Tập (người Hà Tĩnh) được cử vào dạy học tại tỉnh Khánh Hòa. Thầy Diễn, thầy Tập là những trí thức yêu nước, là trong số những người tham gia thành lập “Hội Phục Việt” (7-1925) sau đổi thành Tân Việt Cách mạng Đảng, gọi tắt là Tân - Việt ở Nghệ Tĩnh. Lúc đầu tư tưởng yêu nước của hai ông còn chịu ảnh hưởng các quan điểm tư sản, tiểu tư sản. Từ giữa năm 1926, khi đảng Tân - Việt đã có sự liên hệ với tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội do đồng chí Nguyễn Ái Quốc sáng lập thì tư tưởng của hai ông đã chuyển qua xu hướng mácxít, vận động yêu nước trên lập trường giai cấp công nhân; hai đồng chí đã nhanh chóng khảo sát tình hình, kết nối với các cơ sở thanh niên yêu nước, tổ chức các lớp huấn luyện lý luận truyền bá tư tưởng cách mạng trong công nhân, học sinh và trí thức tiến bộ, mở rộng cơ sở và cổ vũ tinh thần đấu tranh giai cấp.

Trong hai năm 1925 - 1926, giáo giới, học sinh, thanh niên Khánh Hòa đã có những hoạt động đấu tranh sôi nổi. Trong đó đáng chú ý là cuộc đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu và để tang cụ Phan Chu Trinh. Bên cạnh đó, Ngô Đức Diễn và Hà Huy Tập còn vận động tổ chức các lớp học buổi tối cho anh em thợ thuyền và dân nghèo. Từ những hoạt động tích cực đó, các cơ sở của Đảng Tân Việt bắt đầu được nhen nhóm, gây dựng tại hai địa phương trong tỉnh Khánh Hòa. Ở Nha Trang, cơ sở đầu tiên của Đảng Tân Việt có các anh Bùi Giao, nhân viên Sở Lục lộ; Nguyễn Khắc Tài nhân viên Sở Hỏa xa kiều lộ. Ở huyện Tân Định có anh Dương Chước, Lê Dung… đây là những hạt nhân cộng sản đầu tiên được gieo mầm trên đất Khánh Hòa. Trước những hoạt động sôi nổi của thanh niên, giáo viên, học sinh, chính quyền thực dân Pháp ở Khánh Hòa tìm cách đối phó. Năm 1926, chúng trục xuất Hà Huy Tập ra khỏi tỉnh. Bốn giáo viên khác ở trường Pháp - Việt Nha Trang bị cách chức, một số học sinh cũng bị đuổi học. Tháng 8-1926, Hà Huy Tập chuyển ra Vinh hoạt động. Tháng 3-1927, ông nhận nhiệm vụ của Tổng bộ Hội Hưng Nam vào hoạt động ở Nam kỳ. Tại Khánh Hòa, đảng Tân Việt nhanh chóng thu hút đông đảo quần chúng tham gia, tạo tiền đề thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và xây dựng lực lượng cách mạng. Cùng với đó, phong trào công - nông ở Khánh Hòa từng bước chuyển từ tự phát sang tự giác, hình thành những hạt nhân lãnh đạo đầu tiên.

Vai trò của đồng chí Hà Huy Tập và đồng chí Ngô Đức Diễn trong quá trình vận động thành lập Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa

Một trong những hoạt động đầu tiên và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của đồng chí Hà Huy Tập và đồng chí Ngô Đức Diễn khi được cử vào Khánh Hòa là tiến hành điều tra, khảo sát tình hình thực tế phong trào cách mạng tại địa phương. Trong bối cảnh phong trào yêu nước đang diễn ra rầm rộ nhưng còn mang tính tự phát, thiếu sự lãnh đạo thống nhất, việc nắm bắt chính xác đặc điểm xã hội, thái độ quần chúng và mức độ phát triển của các tổ chức yêu nước là nhiệm vụ cấp thiết. Đồng chí Hà Huy Tập, với bản lĩnh chính trị và kinh nghiệm thực tiễn dày dặn, đã trực tiếp đến các địa bàn trọng yếu như Nha Trang, Diên Khánh, Vạn Ninh để tìm hiểu tâm lý quần chúng, đời sống công - nông, cũng như mức độ ảnh hưởng của tư tưởng cách mạng tại các cơ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Trong khi đó, đồng chí Ngô Đức Diễn cũng tích cực tiếp cận các cơ sở thanh niên yêu nước đã hình thành trước đó, từ đó đánh giá tiềm năng phát triển tổ chức Đảng và xác định những cán bộ nòng cốt có thể đào tạo. Hoạt động này của hai đồng chí không chỉ giúp vạch rõ phương hướng xây dựng phong trào cách mạng mà còn tạo nền móng lý luận và thực tiễn cho công tác phát triển tổ chức, tiến tới thành lập tổ chức Đảng tại Khánh Hòa vào năm 1930.

Cùng với đó, hai đồng chí đã tích cực tổ chức tuyên truyền, truyền bá tư tưởng cách mạng, đưa chủ nghĩa Mác - Lênin và các quan điểm cách mạng của Đảng Cộng sản vào quần chúng. Đồng chí Hà Huy Tập, với khả năng lý luận sắc bén, đã tổ chức các buổi diễn thuyết tại các địa phương trên địa bàn tỉnh, giúp người dân hiểu rõ hơn về bản chất của chủ nghĩa thực dân và vai trò của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Đồng chí Ngô Đức Diễn cũng tổ chức nhiều cuộc họp, phát hành tài liệu tuyên truyền, giải thích về sự cần thiết của một tổ chức lãnh đạo chính trị, làm rõ các vấn đề về cách mạng, đấu tranh giai cấp. Các buổi tuyên truyền không chỉ diễn ra trong các lớp huấn luyện cán bộ mà còn ở các làng, phố, thu hút đông đảo thanh niên và công nhân tham gia. Những hoạt động tuyên truyền này đã giúp nâng cao nhận thức chính trị của người dân, phát động tinh thần yêu nước, và chuẩn bị tinh thần cho sự hình thành cho sự ra đời của tổ chức đảng tại Khánh Hòa.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng một lực lượng nòng cốt, song song với hoạt động tuyên truyền, truyền bá tư tưởng cách mạng vào quần chúng, đồng chí Hà Huy Tập và Ngô Đức Diễn đã tập trung phát triển tổ chức và xây dựng cơ sở cách mạng vững mạnh. Hai đồng chí đã tích cực kết nạp những thanh niên ưu tú vào tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, đồng thời phát triển thêm nhiều chi hội tại các khu vực trọng yếu như Nha Trang, Diên Khánh và Vạn Ninh. Đồng chí Hà Huy Tập chủ động xây dựng hệ thống cơ sở cách mạng với sự tham gia của các tầng lớp công nhân, nông dân và trí thức tiến bộ, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của tổ chức. Đồng chí Ngô Đức Diễn, với khả năng tổ chức và lãnh đạo, đã mở rộng mạng lưới các cơ sở, kết nối các nhóm cách mạng trong và ngoài tỉnh, đồng thời tạo ra các kênh liên lạc bí mật, bảo đảm an toàn cho các hoạt động cách mạng. Việc phát triển tổ chức không chỉ dừng lại ở việc kết nạp đảng viên mà còn tập trung vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực lãnh đạo, có phẩm chất chính trị vững vàng, sẵn sàng đảm nhận vai trò lãnh đạo phong trào khi Đảng được thành lập. Qua đó, hai đồng chí đã tạo ra những tiền đề quan trọng cho sự phát triển của phong trào cách mạng trong tỉnh và khu vực miền Trung.

Sau một thời gian chuẩn bị về lý luận và lực lượng, bằng những hoạt động tích cực của đồng chí Hà Huy Tập và Ngô Đức Diễn, cơ sở đầu tiên của Đảng Tân-Việt đã bắt đầu nhen nhóm, gây dựng tại 2 địa phương trong tỉnh là thị xã Nha Trang và huyện Tân Định (thị xã Ninh Hòa ngày nay). Ở Nha Trang cơ sở đầu tiên của đảng Tân - Việt là các anh Bùi Giao nhân viên Sở Lục lộ, Nguyễn Khắc Tài nhân viên Sở Hỏa xa kiều lộ. Ở huyện Tân Định có các anh Dương Chước quê Quảng Nam, làm trợ giáo, cùng dạy một trường với Ngô Đức Diễn, Lê Dung quê Tân Định là người Khánh Hòa đầu tiên vào đảng Tân - Việt.

Quá trình hoạt động của hai đồng chí Hà Huy Tập và Ngô Đức Diễn tại Khánh Hòa tuy chỉ trong một thời gian ngắn nhưng hai đồng chí đã đặt nền móng cơ bản cho việc xây dựng tổ chức và đảng viên của Đảng Tân Việt tại tỉnh Khánh Hòa tiến tới thành lập Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa.

Trước tình hình trong nước có 3 tổ chức cộng sản, được sự ủy nhiệm của Quốc tế Cộng sản, ngày 3-2-1930, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì hội nghị, thống nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tại hội nghị này, Đông Dương Cộng sản liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì vậy, ngày 24-2-1930, đồng chí Ngô Gia Tự, đại diện cho Ban chấp hành lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam ký quyết định công nhận Đông Dương Cộng sản liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Do đó, ngày 24-2-1930 được xem là ngày Đảng bộ Đảng Cộng sản tỉnh Khánh Hòa chính thức được thành lập.

Việc thành lập Đảng bộ Đảng Cộng sản tỉnh Khánh Hòa đánh dấu thời kỳ phong trào cách mạng trong tỉnh chuyển kịp theo trào lưu chung, đánh bại các quan điểm quốc gia cải lương tư sản và tiểu tư sản, chuyển sang giải quyết vấn đề yêu nước trên lập trường của giai cấp công nhân, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin. Các tổ chức cộng sản riêng rẻ đã thống nhất lại thành một Đảng Cộng sản duy nhất, có cương lĩnh chính trị rõ ràng để dẫn dắt phong trào cách mạng.

Hơn 95 năm qua kể từ ngày ra đời, Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Khánh Hòa đã lãnh đạo Nhân dân toàn tỉnh vượt qua mọi khó khăn thử thách, góp phần cùng cả nước đấu tranh giành chính quyền, đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội và đã giành được những thành tựu đáng tự hào trong sự  nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Những thành tựu to lớn mà Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo nhân dân làm nên mãi mãi là thiên anh hùng ca vang vọng trong tiến trình lịch sử hình thành và phát triển của Khánh. Ôn lại những đóng góp của đồng chí Hà Huy Tập và đồng chí Ngô Đức Diễnđối với sự ra đời của Đảng bộ tỉnh là việc làm cần thiết, để tỏ lòng biết ơn đối với các thế hệ tiền bối, đến nay, bài học về sự kiên trì, sáng tạo trong công tác tổ chức và phát triển Đảng vẫn giữ nguyên giá trị, đặc biệt trong việc xây dựng Đảng vững mạnh cả lý luận và tổ chức, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới, là nguồn cảm hứng lớn lao cho các thế hệ sau, nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc xây dựng Đảng vững mạnh, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay.

Trần Thị Thụy  - Phòng LLCT&LSĐ 

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

·  Văn kiện Đảng toàn tập.

·  Lịch sử Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Khánh Hòa (1930 -1975).

·  Tiểu sử đồng chí Hà Huy Tập và đồng chí Ngô Đức Diễn.

·  Các công trình nghiên cứu về phong trào cách mạng ở Trung Kỳ giai đoạn 1925-1930.

·  Lịch sử Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam huyện Ninh Hòa (1930 - 1975).

·  Các bài hội thảo khoa học về chí Hà Huy Tập và đồng chí Ngô Đức Diễn.

·  Các bài viết trên tạp chí Cộng sản.

 

 

Ảnh. Những dòng chữ ghi lại dấu tích hoạt động cách mạng của đồng chí Hà Huy Tập được khắc ghi tại Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi. Ảnh. Báo Khánh Hòa điện tử Bối cảnh lịch sử - xã hội Khánh Hòa cuối những năm 1920, đầu 1930  Vào cuối những năm 1920, dưới ách thống trị của thực dân Pháp, Khánh Hòa cũng như nhiều tỉnh miền Trung rơi vào cảnh áp bức, bóc lột nặng nề. Chính quyền thực dân cấu kết với tay sai phong kiến, thi hành các chính sách thuế khóa hà khắc, cướp đoạt ruộng đất, cưỡng bức lao động, khiến đời sống nhân dân rơi vào cảnh lầm than. Giai cấp nông dân, vốn chiếm đa số, phải chịu sưu cao thuế nặng, mất đất sản xuất, trong khi công nhân làm việc tại các đồn điền, hầm mỏ, xưởng thợ bị bóc lột tàn bạo. Ở miền Tr

Tin khác cùng chủ đề

Dấu ấn của những Tổng Bí thư gắn với những thắng lợi tiêu biểu của cách mạng Việt Nam (Kỳ 1)
Tháng 3 ở Ninh Vân!
Phát huy giá trị bộ bản đồ và tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" trong công tác thông tin, tuyên truyền hiện nay
"Điện Biên Phủ - Trận đánh của thế giới"
KỶ NIỆM 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG TỈNH KHÁNH HÒA (2-4-1975 - 2-4-2024): TRANG SỬ HÀO HÙNG VÀ CHÓI LỌI
Nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Gửi bình luận của bạn