Ngày 29/4/2025, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa ban hành Quy chế số 12-QC/TU về công tác dân vận trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Quy chế quy định trách nhiệm lãnh đạo và thực hiện công tác dân vận trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, cụ thể như sau:

Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Quy chế công tác dân vận trong  bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Quy chế công tác dân vận trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Đối với các cấp ủy, tổ chức đảng: Lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, cụ thể hóa, triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị; nâng cao vai trò, trách nhiệm, hiệu quả công tác dân vận của các tổ chức trong hệ thống chính trị về thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, cải thiện môi trường và thu hút đầu tư; lãnh đạo, chỉ đạo, phân công người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, tổ chức tiếp công dân, đối thoại trực tiếp với Nhân dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của Nhân dân; giải quyết kịp thời những vấn đề liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; chỉ đạo chính quyền phát huy vai trò, tạo điều kiện thuận lợi để Ban Tuyên giáo và Dân vận, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, hội được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ tham gia góp ý vào công tác quy hoạch, xây dựng, thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh; lãnh đạo, định hướng Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, hội được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện công tác giám sát, phản biện xã hội và tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, Nhân dân thực hiện và chấp hành tốt chính sách, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Người dân xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh tham gia ý kiến đối với Dự án Tuyến đường ven biển từ xã Vạn Lương, huyện Vạn Ninh đi thị xã Ninh Hòa

Trách nhiệm của Ban Tuyên giáo và Dân vận cấp ủy: Tham mưu cho Ban Chấp hành Đảng bộ, trực tiếp và thường xuyên là Ban Thường vụ, Thường trực cấp ủy nâng cao hiệu quả công tác dân vận tham gia trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội; đồng thuận, phối hợp trong quá trình giải phóng mặt bằng, đặc biệt là các dự án trọng điểm; sẵn sàng bàn giao đất, thực hiện tái định cư để triển khai các công trình, dự án đảm bảo tiến độ; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác dân vận liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; tham gia ý kiến với các cơ quan nhà nước thực hiện tốt công tác dân vận trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, hội được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, các cơ quan trên địa bàn tập trung thực hiện công tác dân vận để nắm bắt tình hình, tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng, việc làm, thu nhập, đời sống của Nhân dân và báo cáo, tham mưu cấp ủy chỉ đạo giải quyết kịp thời những phản ánh, kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân, nhất là sinh kế để Nhân dân sớm ổn định cuộc sống sau khi bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Nội dung quy định trách nhiệm của chính quyền các cấp và các bước tiến hành công tác dân vận

Giai đoạn chuẩn bị quy hoạch, xây dựng, triển khai dự án: Ngay từ khi dự thảo quy hoạch, dự án, kế hoạch sử dụng đất, các cấp chính quyền phải tổ chức họp dân để phổ biến, lắng nghe, nghiên cứu, tiếp thu ý kiến tham gia của Nhân dân, của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, hội được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ liên quan đến dự án để bổ sung, hoàn thiện dự án. Việc tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến và hoàn thiện phương án quy hoạch được thực hiện trước khi trình thẩm định, phê duyệt quy hoạch và phải công bố công khai ý kiến đóng góp và việc tiếp thu, giải trình ý kiến đóng góp trên trang thông tin điện tử của cơ quan lập quy hoạch. Khi có quyết định chính thức phê duyệt quy hoạch dự án, trước khi tổ chức thực hiện, chính quyền các cấp phải công khai với người dân bằng nhiều hình thức như: mời họp dân, trực tiếp phổ biến, công khai trên phương tiện thông tin của địa phương, tại trụ sở cơ quan và trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân, cung cấp tài liệu có liên quan, phát phiếu lấy ý kiến, niêm yết bằng văn bản...Tổ chức tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của địa phương về thu hồi đất khi thực hiện dự án để Nhân dân hiểu đúng, đủ về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của dự án, quyền lợi của mình khi dự án được thực hiện, vận động Nhân dân ủng hộ, bàn giao mặt bằng đúng thời hạn để thực hiện dự án.

Giai đoạn thực hiện dự án: Khi cấp thẩm quyền giao dự án, Trung tâm phát triển quỹ đất, đơn vị thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phải có văn bản gửi cho Ban Tuyên giáo và Dân vận, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, hội được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ cùng tham gia tổ chức thực hiện công tác dân vận trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Trước khi thông báo thu hồi đất được ban hành, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, đơn vị tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và các cơ quan có liên quan, tổ chức họp với người có đất trong khu vực thu hồi để phổ biến, tiếp nhận ý kiến về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của dự án, công trình được triển khai trên vùng đất dự kiến thu hồi; các quy định của Nhà nước về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất; dự kiến nội dung kế hoạch bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; dự kiến khu vực tái định cư trong trường hợp người có đất thu hồi được bố trí tái định cư. Tổ chức khảo sát, kiểm đếm, đo đạc, lập bản đồ, lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi. Sau khi hết thời hạn niêm yết công khai, tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi. Trường hợp người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản không tham gia họp trực tiếp có lý do chính đáng thì gửi ý kiến bằng văn bản. Tổng hợp, tiếp thu ý kiến để xây dựng phương án cụ thể: bao gồm cả phương án kiểm đếm, thanh toán và phương án tuyên truyền, vận động đến từng hộ dân có liên quan. Xây dựng phương án bồi thường cụ thể cho từng hộ, chuẩn bị các điều kiện, tài chính, kinh phí để thực hiện, phân công rõ trách nhiệm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tuyên truyền vận động, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng, nghiên cứu, giải quyết ý kiến thắc mắc, kiến nghị đến từng hộ dân có liên quan. Tập huấn, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (nhất là những người được phân công đi làm trực tiếp kiểm đếm, chi trả bồi thường và tuyên truyền, vận động) nắm vững nghiệp vụ, tôn trọng dân, làm việc cụ thể, giải thích tuyên truyền cho từng hộ dân. Chống hiện tượng lợi dụng bớt xén, quan liêu, hách dịch cửa quyền, mất dân chủ với Nhân dân; đồng thời, chống hiện tượng thiếu trung thực về kê khai nhà cửa, tài sản, đất đai, lợi dụng chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư của Nhà nước. Quán triệt, phổ biến và tập huấn nghiệp vụ kỹ năng tuyên truyền, vận động quần chúng cho tất cả cán bộ của các tổ chức trong hệ thống chính trị được phân công tham gia thực hiện dự án.

Tổ chức đối thoại, tiếp thu ý kiến và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trong quá trình thực hiện dự án: Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, các cơ quan chức năng phải thường xuyên theo dõi, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng chính đáng và ý kiến tham gia góp ý, thắc mắc, khiếu nại của Nhân dân để kịp thời tiếp thu những ý kiến đúng đắn, tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung về cơ chế, chính sách, giá cả bồi thường, hỗ trợ, phương pháp tổ chức thực hiện; giải thích rõ những ý kiến, kiến nghị của Nhân dân. Khi có khiếu kiện đông người, phức tạp, có khả năng xảy ra “điểm nóng”, cấp ủy, chính quyền cấp xã có trách nhiệm lắng nghe, cử người đứng đầu (hoặc có thẩm quyền) đối thoại trực tiếp với Nhân dân, nắm tình hình, bàn giải pháp và thành lập tổ công tác (thành lập theo Kế hoạch số 66-KH/TU, ngày 22/5/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thành lập và hoạt động của Tổ công tác vận động nhân dân thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng), phân công nhiệm vụ cho các tổ chức, cơ quan có trách nhiệm tuyên truyền, vận động, giải quyết kịp thời những yêu cầu, kiến nghị chính đáng của Nhân dân. Phát huy tốt vai trò của cả hệ thống chính trị, vai trò của những người tích cực, có uy tín trong cộng đồng dân cư; nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm, kịp thời sửa chữa, xin lỗi dân về những khuyết điểm, hạn chế của mình. Đồng thời, phải kiên quyết, khôn khéo phát động Nhân dân đấu tranh với các đối tượng cực đoan lợi dụng dân chủ để tập hợp, kích động quần chúng khiếu nại, tố cáo không đúng quy định, gây mất ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Chỉ tiến hành cưỡng chế khi thật cần thiết, song phải cân nhắc kỹ, phải được đại đa số Nhân dân đồng tình ủng hộ, không để tình hình phức tạp thêm.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với chính quyền thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đến Nhân dân; vận động theo hướng dễ nghe, dễ nhớ, dễ thực hiện để Nhân dân hiểu về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chia sẻ với chính quyền, tạo sự đồng thuận trong xã hội, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, nhất là tập trung vận động, tuyên truyền về các nội dung, mục đích, ý nghĩa, phạm vi, quy mô của dự án và những tác động, ảnh hưởng của việc triển khai dự án đến đời sống, sản xuất của Nhân dân trong vùng dự án; những cơ chế, chính sách hiện hành áp dụng liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; cử cán bộ tham gia Ban Chỉ đạo, Tổ công tác... khi được chính quyền mời.

Trên cơ sở đề nghị của chính quyền, các cơ quan, tổ chức, đơn vị cùng cấp: phối hợp tham gia xây dựng pháp luật; thực hiện phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản pháp luật về đất đai, dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cùng cấp, dự án có sử dụng đất do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư; tham gia ý kiến về trường hợp thu hồi đất, phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, trường hợp cưỡng chế khi thực hiện thu hồi đất. Nghiên cứu phối hợp tổ chức giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định. Cử cán bộ tham gia, thực hiện chức năng giám sát theo quy định của Luật Đất đai năm 2024 và yêu cầu của chính quyền thực hiện thu hồi đất; cử cán bộ tham gia vào tất cả các hoạt động của quá trình bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ khâu tổ chức khảo sát, kiểm đếm, đo đạc, lập bản đồ, lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư…

Vận động người dân thực hiện đúng trách nhiệm khi bị thu hồi đất như: kê khai đúng, đủ, chính xác về nguồn gốc đất đai, vị trí lô đất, tài sản trên đất,... thực hiện nghiêm các quyết định của cơ quan Nhà nước có liên quan tới việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng; cung cấp đầy đủ, chính xác các loại giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất; nhận tiền bồi thường, tiền hỗ trợ, di chuyển đến nơi ở mới và bàn giao mặt bằng theo đúng thời gian quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, hội được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện công tác dân vận tham gia trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất có hiệu quả, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, tình hình thực tiễn của cơ quan, địa phương, đơn vị. Kịp thời đề xuất khuyến khích, động viên, khen thưởng những nơi làm tốt, những điển hình tiên tiến và kiến nghị kiểm điểm, phê bình, chấn chỉnh đối với những khuyết điểm, hạn chế trong công tác tuyên truyền, vận động. Đồng thời, giao Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với Văn phòng Tỉnh ủy, các cơ quan tham mưu Tỉnh ủy giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế này, định kỳ hằng năm báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Trong quá trình thực hiện, khi có các chủ trương, chỉ đạo mới của Trung ương, Tỉnh ủy và tình hình thực tiễn của tỉnh, chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Thanh Trúc, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy

 

Đối với các cấp ủy, tổ chức đảng: Lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, cụ thể hóa, triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị; nâng cao vai trò, trách nhiệm, hiệu quả công tác dân vận của các tổ chức trong hệ thống chính trị về thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, cải thiện môi trường và thu hút đầu tư; lãnh đạo, chỉ đạo, phân công người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, tổ chức tiếp công dân, đối thoại trực tiếp với Nhân dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của Nhân dân; giải quyết kịp thời những vấn đề liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; chỉ đạo chính quyền phát huy vai trò, tạo điều kiện thu

Tin khác cùng chủ đề

Hướng dẫn hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa từ ngày 1-1
Về đích thu ngân sách
10 sự kiện nổi bật năm 2021
Ước vọng đầu năm
Thư chúc mừng năm mới 2022 - xuân Nhâm Dần của Tỉnh ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam tỉnh Khánh Hòa
Đón khách du lịch từ Kazakhstan đến Khánh Hòa trong ngày đầu năm 2023

Gửi bình luận của bạn