Emagazine: Chung sức, đồng lòng đưa Khánh Hòa phát triển vươn tầm
Emagazine: Chung sức, đồng lòng đưa Khánh Hòa phát triển vươn tầm
 

Sau sáp nhập, tỉnh Khánh Hòa mới có diện tích gần 9.000km², dân số hơn 2,2 triệu người, cùng bờ biển dài nhất cả nước. Sự kiện mang tính lịch sử này không phải là một phép cộng hành chính đơn thuần mà đã mở ra không gian phát triển mới, cơ hội mới với liên kết vùng, liên kết ngành được mở rộng. Bên cạnh những tiềm năng to lớn về kinh tế biển, du lịch, năng lượng sạch và phát triển hạ tầng vùng, tỉnh Khánh Hòa cũng đối mặt với không ít thách thức. Để hiểu rõ hơn về tầm nhìn, chiến lược và những giải pháp trọng tâm lãnh đạo tỉnh đang và sẽ triển khai để đưa tỉnh vươn tầm, phóng viên Báo và Phát thanh, Truyền hình Khánh Hòa đã phỏng vấn ông Trần Quốc Nam - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh.

<br>
 

 

- Là nhân sự được Thủ tướng chỉ định làm Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa mới với không gian phát triển rộng lớn hơn nhưng trách nhiệm cũng nặng nề hơn, cảm xúc của ông khi gánh vác trọng trách này như thế nào?

- Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Thủ tướng đã tin tưởng, giao cho tôi trọng trách lớn lao này. Tôi cảm thấy rất vinh dự, nhưng đồng thời cũng nhận thức rõ rằng vinh dự luôn đi kèm với trách nhiệm.

Tỉnh Khánh Hòa mới là địa phương có vị trí chiến lược đặc biệt, nhiều tiềm năng, như: Bờ biển dài nhất cả nước (490km), hệ thống giao thông Quốc lộ 1 cao tốc xuyên tỉnh, 3 di sản UNESCO cùng hơn 200 đảo lớn nhỏ. Đây vừa là tiềm năng, vừa là thách thức để chúng tôi xây dựng địa phương thành trung tâm kinh tế - văn hóa biển, đảo hàng đầu.

Cảm xúc đầu tiên của tôi là sự trân trọng thành quả của các thế hệ đi trước, sự nỗ lực không ngừng của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp đã xây dựng nên một Khánh Hòa phát triển như hiện nay. Sau đó, tôi suy nghĩ làm thế nào để xứng đáng với sự tin cậy đó, và mang lại kết quả thực chất cho người dân, cho địa phương.

 

- Với những tâm tư mà ông vừa chia sẻ, chắc hẳn ngay khi nhận nhiệm vụ, ông đã chuẩn bị cho mình một chương trình hành động để điều hành tỉnh mới trong thời gian tới, nhằm đáp ứng sự kỳ vọng của Trung ương và Nhân dân?

- Khi nhận nhiệm vụ, tôi xác định rõ rằng mỗi cán bộ, đặc biệt là người đứng đầu chính quyền địa phương phải chuẩn bị cho mình một hành trang đầy đủ về kiến thức, tinh thần và bản lĩnh để sẵn sàng gánh vác trọng trách được giao. Tôi không mang theo một chương trình đóng sẵn từ nơi khác mà mang theo tinh thần lắng nghe, kết nối và hành động phụng sự một cách nghiêm túc. Tôi luôn giữ cho mình một thái độ nghiêm túc, cầu thị, trách nhiệm cao nhất trong triển khai công việc. Yêu cầu đầu tiên tôi đặt ra là phải nắm bắt công việc một cách nhanh chóng, triển khai nhiệm vụ thông suốt, hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân. Ưu tiên đầu tiên là ổn định tổ chức bộ máy sau sáp nhập, bảo đảm mọi hoạt động diễn ra thông suốt, không gián đoạn. Tiếp đến là tiếp tục hoàn thiện các quy hoạch lớn, đặc biệt là quy hoạch phát triển đô thị ven biển, hạ tầng giao thông, kinh tế biển, du lịch chất lượng cao… 

 
Diện mạo đô thị của tỉnh ngày càng hiện đại.
 

 

- Thưa ông, tỉnh Khánh Hòa mới được hình thành là địa phương hội tụ nhiều tiềm năng, ưu thế. Xin ông nói rõ hơn về vấn đề này?

- Việc sáp nhập hai tỉnh là một chủ trương lớn của Trung ương, mang tính lịch sử và có ý nghĩa chiến lược lâu dài. Đây không chỉ là một sự kiện hành chính, mà còn là một cơ hội hiếm có để định hình một đơn vị hành chính, kinh tế mới có quy mô lớn, địa hình phong phú, hệ thống hạ tầng tương đối hoàn chỉnh và tiềm năng phát triển toàn diện.

 

Khánh Hòa mới sở hữu bờ biển dài nhất cả nước cùng các trục giao thông chiến lược gồm: Quốc lộ, đường sắt, cao tốc, sân bay quốc tế Cam Ranh, cảng biển nước sâu Vân Phong, Cà Ná. Chúng ta có các vùng động lực rõ ràng: Nha Trang là trung tâm du lịch - văn hóa - giáo dục; Khu Kinh tế Vân Phong phát triển công nghiệp sạch, logistics, năng lượng; Cam Lâm - Cam Ranh là vùng trung chuyển chiến lược; miền núi phía tây có tiềm năng lớn về nông nghiệp công nghệ cao, du lịch sinh thái và năng lượng tái tạo; Phan Rang - Tháp Chàm và khu vực phía nam là vùng có bản sắc riêng, có thể phát triển đô thị nén, năng lượng sạch với 2 nhà máy điện hạt nhân và nông nghiệp đặc thù thích ứng biến đổi khí hậu.

 

Tuy nhiên, thách thức cũng rất cụ thể, trong đó vấn đề tổ chức lại bộ máy hành chính, phân bổ nguồn lực, điều chỉnh quy hoạch, xử lý tài sản công, sắp xếp nhân sự và ổn định tâm lý đội ngũ… là những vấn đề hiển hiện. Thời gian tới, tất cả các vấn đề đó đều cần được triển khai khẩn trương, bài bản và đồng thuận.

- Thưa ông, sau sáp nhập, bên cạnh thuận lợi vẫn còn không ít khó khăn, vậy UBND tỉnh sẽ làm gì để đảm bảo được mức tăng trưởng hai con số trong năm 2025?

- Đứng trước những cơ hội nhưng cũng không ít thách thức, UBND tỉnh đã đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm để đảm bảo mục tiêu giữ vững mức tăng trưởng đạt từ hai con số trở lên trong năm 2025. Thứ nhất, tổ chức vận hành bộ máy địa phương 2 cấp một cách thông suốt, hiệu quả sau sắp xếp đơn vị hành chính, đảm bảo không gián đoạn hoạt động tại các địa phương, nhất là trong các lĩnh vực then chốt như đầu tư, đất đai, quy hoạch, xây dựng... Thứ hai, rà soát và thúc đẩy các động lực tăng trưởng, trọng tâm là: Thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tập trung vào các ngành hàng chủ lực; đẩy nhanh tiến độ các dự án lớn như hạ tầng Khu Công nghiệp Dốc Đá Trắng, Khu Công nghiệp Cà Ná, thủy điện tích năng Bác Ái, cảng biển tổng hợp Cà Ná; thúc đẩy xuất khẩu, xúc tiến thương mại, phát triển du lịch; triển khai hiệu quả Đề án nuôi biển công nghệ cao; cơ cấu lại ngành trồng trọt, chăn nuôi theo hướng ứng dụng công nghệ cao; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu đạt 100% kế hoạch; tập trung giải phóng mặt bằng, đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm quốc gia, đặc biệt là 2 nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. Thứ ba, triển khai các nhiệm vụ đột phá về khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phát triển kinh tế tư nhân nhằm tạo giá trị gia tăng cho tăng trưởng kinh tế bền vững.

Hệ thống điện gió của Nhà máy Điện gió Trung Nam.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng tập trung các nhiệm vụ để tạo dư địa phát triển trong những năm tiếp theo như: Điều chỉnh các quy hoạch theo ranh giới, không gian và chiến lược phát triển của tỉnh mới; tăng cường xúc tiến đầu tư, đẩy nhanh hoàn thiện thủ tục để khởi công các dự án trọng điểm như Khu Công nghiệp Ninh Diêm, Ninh Diêm 1, Ninh Xuân và các cụm công nghiệp Phước Tiến, Hiếu Thiện, Cam Thịnh Đông…; hoàn thiện và trình Trung ương thông qua các đề án: Trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng; cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Khu Kinh tế Vân Phong; thành lập khu thương mại tự do Khánh Hòa.

 

- Với những mục tiêu ông vừa nêu, rõ ràng rất nặng nề. Vậy xin ông cho biết, đâu là thách thức đặt ra mà ông cùng lãnh đạo và đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh phải vượt qua trong giai đoạn này?

- Thách thức lớn nhất là tâm lý “chờ đợi” trong giai đoạn chuyển tiếp từ cơ cấu hành chính cũ sang một mô hình mới, rộng hơn, phức tạp hơn. Sẽ có người lo lắng về vị trí việc làm, về phân công mới, về cơ hội phát triển… Nhưng nếu không vượt qua được giai đoạn này bằng một tinh thần trách nhiệm và niềm tin vào tương lai, chúng ta sẽ đánh mất rất nhiều cơ hội. Vì vậy, việc giữ vững đoàn kết nội bộ, truyền cảm hứng đổi mới cho đội ngũ, đó là thử thách nhưng cũng là sứ mệnh của người đứng đầu.

Trên cơ sở các cơ chế, chính sách đặc thù Trung ương ban hành, cùng với quyết tâm mạnh mẽ, vận dụng chính sách linh hoạt, sáng tạo, tổ chức thực hiện đến nơi đến chốn, sự chung sức, đồng lòng của cả tập thể lãnh đạo và hệ thống chính trị, tôi tin Khánh Hòa sẽ phát triển bứt phá.

- Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Bài viết - Hình ảnh: ĐÌNH LÂM

Thiết kế Emagazine: MINH KHANG

&nbsp; Sau s&aacute;p nhập, tỉnh Kh&aacute;nh H&ograve;a mới&nbsp;c&oacute; diện t&iacute;ch gần 9.000km&sup2;, d&acirc;n số hơn&nbsp;2,2 triệu người, c&ugrave;ng bờ biển d&agrave;i nhất cả nước. Sự kiện mang t&iacute;nh lịch sử n&agrave;y kh&ocirc;ng phải l&agrave; một ph&eacute;p cộng h&agrave;nh ch&iacute;nh đơn thuần m&agrave; đ&atilde; mở ra kh&ocirc;ng gian ph&aacute;t triển mới, cơ hội mới với li&ecirc;n kết v&ugrave;ng, li&ecirc;n kết ng&agrave;nh được mở rộng. B&ecirc;n cạnh những tiềm năng to lớn về kinh tế biển, du lịch, năng lượng sạch v&agrave; ph&aacute;t triển hạ tầng v&ugrave;ng, tỉnh Kh&aacute;nh H&ograve;a cũng đối mặt với kh&ocirc;ng &iacute;t th&aacute;ch thức. Để hiểu r&otilde; hơn về tầm nh&igrave;n, chiến lược v&agrave; những giải ph&aacute;p trọng t&acirc;m&nbsp;l&atilde;nh đạo tỉnh&nbsp;đang v&agrave; sẽ triển khai để đưa tỉnh vươn tầm, ph&oacute;ng vi&ecirc;n B&aacute;o v&agrave; Ph&aacute;t thanh, Truyền h&igrave;nh Kh&aacute;nh H&ogr

Tin khác cùng chủ đề

Hướng dẫn hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa từ ngày 1-1
Về đích thu ngân sách
10 sự kiện nổi bật năm 2021
Ước vọng đầu năm
Thư chúc mừng năm mới 2022 - xuân Nhâm Dần của Tỉnh ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam tỉnh Khánh Hòa
Đón khách du lịch từ Kazakhstan đến Khánh Hòa trong ngày đầu năm 2023

Gửi bình luận của bạn