Ngày 14/7/2025, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa đã ban hành Nghị quyết số 01-NQ/TU về tăng trưởng kinh tế hai con số giai đoạn 2025 - 2030. Nghị quyết thể hiện quyết tâm chính trị cao của toàn Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Khánh Hòa; khẳng định tinh thần đổi mới mạnh mẽ và khát vọng vươn lên xây dựng Khánh Hòa bước vào thập niên nâng tầm phát triển, tăng trưởng liên tục 02 con số trong giai đoạn phát triển mới.

Khánh Hòa hiện thực hóa mục tiêu thập niên nâng tầm phát triển,  tăng trưởng kinh tế hai con số
Khánh Hòa hiện thực hóa mục tiêu thập niên nâng tầm phát triển, tăng trưởng kinh tế hai con số

Ảnh. Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ nhất nhiệm kỳ 2020 – 2025 (Nguồn: Báo và Phát thanh, truyền hình Khánh Hòa)

Trong những năm gần đây, kinh tế tỉnh Khánh Hòa tiếp tục tăng trưởng, thuộc nhóm cao trên cả nước. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng cân bằng, đa dạng hóa các động lực tăng trưởng. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông được đẩy mạnh đầu tư đồng bộ, hiện đại, đảm bảo tính kết nối cao. Hợp tác, liên kết vùng được tăng cường; hiệu quả thu hút và sử dụng các nguồn lực được nâng cao; công tác cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản trị và hành chính công cấp tỉnh có sự chuyển biến tích cực, tạo môi trường thuận lợi để thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Chất lượng giáo dục - đào tạo, dạy nghề được nâng lên, khoa học - công nghệ, chuyển đổi số được quan tâm; công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa được tăng cường. Tuy nhiên, phát triển kinh tế của tỉnh chưa thực sự tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương và thiếu bền vững. Nhằm hiện thực hóa mục tiêu “Nâng tầm phát triển, tăng trưởng kinh tế hai con số, là cực tăng trưởng cao của cả nước, Nhân dân có mức sống cao, hiền hòa và hạnh phúc”, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết về tăng trưởng kinh tế hai con số tỉnh giai đoạn 2025 - 2030.

Quan điểm phát triển của Nghị quyết là đưa Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030; thập niên nâng tầm phát triển, tăng trưởng hàng năm liên tục đạt 2 con số (về tăng trưởng GRDP; thu ngân sách; thu nhập bình quân đầu người). Tỉnh nằm trong 10 tỉnh, thành phố thu ngân sách nội địa cao nhất; 10 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất; nằm trong 10 tỉnh, thành phố có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX); Chỉ số hài lòng của người dân (SIPAS) cao nhất và nằm trong 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu về chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) và chỉ số xếp hạng đánh giá chuyển đổi số (DTI); Kinh tế số đóng góp 35% GRDP của tỉnh.

Ảnh. Năng lượng - được xác định là một trong bốn trụ cột động lực tăng trưởng kinh tế của Khánh Hòa (Nguồn: Báo và Phát thanh, truyền hình Khánh Hòa)

Để hiện thực hóa mục tiêu trên, Nghị quyết xác định 4 trụ cột động lực tăng trưởng kinh tế, gồm: (1) Công nghiệp; (2) Năng lượng; (3) Du lịch, Dịch vụ và (4) Đô thị, Xây dựng. Trong đó, công nghiệp được định vị là động lực chính với tốc độ tăng trưởng từ 15 - 20%/năm, đưa vào khai thác 3.000 ha đất công nghiệp mới, xây dựng Khánh Hòa thành trung tâm bán dẫn, trí tuệ nhân tạo AI, trung tâm dữ liệu quốc gia, khu vực. Ngành năng lượng đưa vào khai thác vận hành 14.000 MW vào năm 2030, trong đó riêng giai đoạn 2025 - 2030 đưa vào vận hành 8.200 MW với các nguồn chủ lực như điện mặt trời, điện gió, điện khí, thủy điện tích năng. Du lịch, Dịch vụ được xác định là ngành mũi nhọn, tăng trưởng khách du lịch hàng năm 15%, đến năm 2030, đón 20,5 triệu lượt khách (10,5 triệu khách quốc tế), có 100.000 phòng lưu trú (75% đạt chuẩn 3 - 5 sao), tạo việc làm cho trên 300.000 lao động, đóng góp 15% GRDP và 20% thu ngân sách. Lĩnh vực Đô thị, Xây dựng hướng đến mục tiêu nâng tỷ lệ đô thị hóa lên 70%, phát triển đô thị theo mô hình mạng lưới xanh, thông minh, bền vững. Định vị đô thị: Phường Nha Trang và khu vực lân cận là đô thị hạt nhân; Phường Phan Rang và khu vực lân cận là đô thị hạt nhân Nam Khánh Hòa; Phường Cam Ranh và khu vực lân cận là đô thị du lịch - logistics; Xã Cam Lâm và khu vực lân cận trở thành đô thị sân bay hiện đại, sinh thái, đẳng cấp quốc tế; Xã Vạn Ninh và khu vực lân cận trở thành đô thị du lịch biển cao cấp; Phường Ninh Hòa, xã Cà Ná và khu vực lân cận là đô thị công nghiệp; Xã Diên Khánh và khu vực lân cận là đô thị sinh thái, văn hóa truyền thống.

Ảnh. Nhà máy Đóng tàu HD Hyundai Việt Nam (Nguồn: Báo và Phát thanh, truyền hình Khánh Hòa)

Bên cạnh đó, Nghị quyết xác định khoa học, công nghệ và chuyển đổi số là động lực tăng trưởng kinh tế của tỉnh, góp phần quyết định đưa Khánh Hòa bước vào giai đoạn phát triển bứt phá với tốc độ tăng trưởng hai con số. Tỉnh tập trung phát triển các công nghệ chiến lược như công nghệ đại dương, trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng và nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao; đầu tư đồng bộ vào hạ tầng số, nền tảng dữ liệu, hạ tầng ứng dụng cho chính quyền số, quản trị đô thị thông minh, phục vụ tốt người dân và doanh nghiệp đến tận cấp xã, phường. Triển khai các nền tảng ứng dụng cốt lõi như kho dữ liệu dùng chung, nền tảng số hóa dữ liệu, hệ thống điều hành công việc và ứng dụng “Công dân số Khánh Hòa”.

Nghị quyết cũng đã nêu rõ yêu cầu cấp thiết phải tháo gỡ ba điểm nghẽn, nút thắt lớn đang cản trở sự phát triển của tỉnh, gồm: (1) Hạ tầng chiến lược; (2) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; (3) Xử lý dứt điểm các công trình, dự án tồn đọng kéo dài.

Về hạ tầng chiến lược, tỉnh tập trung hoàn thiện đồng bộ ba nhóm hạ tầng: Hạ tầng số, hạ tầng giao thông và hạ tầng khu công nghiệp. Trong đó, hạ tầng số bao gồm hạ tầng viễn thông - Internet, hạ tầng dữ liệu, hạ tầng vật lý - số và hạ tầng tiện ích số. Hạ tầng giao thông tập trung triển khai các dự án trọng điểm như sân bay Vân Phong, cao tốc Nha Trang - Đà Lạt, tuyến ven biển Cam Ranh - Nam Khánh Hòa, đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Đối với hạ tầng khu công nghiệp, tỉnh ưu tiên điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, bố trí quỹ đất và vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật để sớm đưa vào khai thác hiệu quả.

Về chất lượng nguồn nhân lực, Khánh Hòa đặt mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, chú trọng đào tạo nghề và giáo dục đại học, hình thành hệ sinh thái nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực then chốt. Tỉnh đổi mới toàn diện công tác cán bộ, thực hiện liên thông nhiệm vụ, giao chỉ tiêu đột phá hàng năm, áp dụng Bộ công cụ đánh giá KPI một cách thực chất, minh bạch. Cùng với đó là hoàn thiện bộ tiêu chí xếp loại cơ quan, đơn vị, địa phương; thực hiện đánh giá định kỳ hàng tháng, hàng quý; gắn đánh giá với khen thưởng hoặc xử lý trách nhiệm rõ ràng. Công tác quy hoạch, phân công, bố trí cán bộ được thực hiện đồng bộ, theo hướng “đúng người, đúng việc, đúng năng lực”.

Về các công trình, dự án tồn đọng kéo dài, tỉnh khẩn trương xử lý dứt điểm 11 dự án theo Nghị quyết 170/2024/QH15 của Quốc hội. Toàn bộ các dự án chậm tiến độ sẽ được phân loại, đánh giá thực trạng, từ đó xây dựng kế hoạch xử lý cụ thể, đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc “6 rõ”: rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm, rõ thẩm quyền. Việc kiểm tra, rà soát được thực hiện thường xuyên với cơ chế họp định kỳ nhằm kịp thời tháo gỡ vướng mắc, nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành.

Một nội dung quan trọng đượcNghị quyết xác định là đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư công, đảm bảo bền vững, phát triển hài hòa và hiệu quả kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Cơ cấu lại đầu tư công theo hướng đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Bố trí vốn đầu tư kết nối đồng bộ hệ thống giao thông với khu kinh tế, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Phát triển hài hoà hệ thống hạ tầng kinh tế, xã hội, hạ tầng kết nối các phương tiện vận tải, logicstics. Xây dựng định hướng và kế hoạch ngân sách đầu tư công năm 2026 và giai đoạn 2026 - 2030. Phấn đấu tổng số các dự án nguồn ngân sách địa phương giảm từ 25 - 30% so với nhiệm kỳ 2020 - 2025. Tuân thủ thứ tự bố trí vốn theo quy định của pháp luật và định hướng của Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ; bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, kiên quyến xóa bỏ “cơ chế xin cho”.

Ảnh. Đại biểu biểu quyết thông qua Nghị quyết về tăng trưởng kinh tế hai con số giai đoạn 2025 - 2030

Để triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết, Tỉnh ủy giao Đảng ủy HĐND tỉnh căn cứ nội dung của Nghị quyết để thể chế hóa, cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả; Đảng ủy UBND tỉnh chỉ đạo xây dựng chương trình hành động hoặc kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết; phối hợp với Đảng ủy HĐND tỉnh kịp thời thể chế hóa đầy đủ các nhiệm vụ, giải pháp của nghị quyết và bố trí đủ nguồn lực để triển khai thực hiện. Các cấp ủy trực thuộc Tỉnh ủy; các cơ quan tham mưu, giúp việc của Tỉnh ủy; các sở, ban, ngành, UBMTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh chủ động triển khai thực hiện Nghị quyết theo chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương...

                                                                                                                                           Lâm An

 

Ảnh. Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ nhất nhiệm kỳ 2020 – 2025 (Nguồn: Báo và Phát thanh, truyền hình Khánh Hòa) Trong những năm gần đây, kinh tế tỉnh Khánh Hòa tiếp tục tăng trưởng, thuộc nhóm cao trên cả nước. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng cân bằng, đa dạng hóa các động lực tăng trưởng. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông được đẩy mạnh đầu tư đồng bộ, hiện đại, đảm bảo tính kết nối cao. Hợp tác, liên kết vùng được tăng cường; hiệu quả thu hút và sử dụng các nguồn lực được nâng cao; công tác cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản trị và hành chính công cấp tỉnh có sự chuyển biến tích cực, tạo

Tin khác cùng chủ đề

Hướng dẫn hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa từ ngày 1-1
Về đích thu ngân sách
10 sự kiện nổi bật năm 2021
Ước vọng đầu năm
Thư chúc mừng năm mới 2022 - xuân Nhâm Dần của Tỉnh ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam tỉnh Khánh Hòa
Đón khách du lịch từ Kazakhstan đến Khánh Hòa trong ngày đầu năm 2023

Gửi bình luận của bạn