Ngày 01/7/2025, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Văn Linh - một trong những nhà lãnh đạo kiệt xuất nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, người đã có những đóng góp mang tính bước ngoặt, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển của đất nước trong giai đoạn đổi mới, đưa đất nước vượt qua khó khăn, vững bước tiến lên.

Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (01/7/1915 – 01/7/2025): Người đã có những cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc Việt Nam
Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (01/7/1915 – 01/7/2025): Người đã có những cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc Việt Nam

Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh tên thật là Nguyễn Văn Cúc (01/7/1915 – 27/4/1998), tên thường gọi Mười Cúc. Đồng chí sinh ra trong một gia đình công chức nghèo yêu nước, tại thôn Yên Phú, xã Giai Phạm, huyện Mỹ Văn (nay là huyện Yên Mỹ), tỉnh Hưng Yên. Trong bối cảnh đất nước lầm than, thấu hiểu cuộc sống nô lệ, được giác ngộ cách mạng, lại được tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc dẫn đường, đồng chí Nguyễn Văn Linh sớm tham gia cách mạng từ lúc mới 14 tuổi và từng bị địch bắt, tù đày ở nhà tù Côn Đảo (năm 1929, 1939). Hơn 10 năm bị tù đày nơi “địa ngục trần gian”, kẻ thù dùng mọi hình thức cực hình, tra tấn dã man nhưng đồng chí Nguyễn Văn Linh luôn giữ vững khí tiết cách mạng, kiên cường, bất khuất, cùng với các đồng chí trong Chi bộ đảng nhà tù tổ chức các lớp học chính trị, văn hóa, ngoại ngữ, biến nhà tù thực dân, đế quốc thành trường học cách mạng, tôi luyện bản lĩnh của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi.

Sau khi ra tù, đồng chí tiếp tục hoạt động cách mạng sôi nổi ở nhiều địa bàn, đặc biệt là ở miền Nam. Đồng chí từng giữ nhiều trọng trách quan trọng như: Bí thư Thành ủy Hải Phòng, Bí thư Khu ủy Sài Gòn - Gia Định; Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Gia Định, Bí thư Trung ương Cục miền Nam; Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Trưởng ban Cải tạo xã hội chủ nghĩa Trung ương, Trưởng ban Dân vận - Mặt trận Trung ương, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng… Dù ở bất cứ cương vị nào, đồng chí Nguyễn Văn Linh cũng luôn thể hiện tầm nhìn xa trông rộng, sự quyết đoán và tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Những đóng góp của đồng chí trong công cuộc kháng chiến cứu nước, công cuộc đổi mới đất nước, đã góp phần quan trọng vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc.

Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (Nguồn: TTXVN)

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ ác liệt, gian khổ, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, củng cố, bảo vệ lực lượng; tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện cán bộ, đảng viên; đẩy mạnh công tác dân vận, địch vận, quan tâm đời sống của Nhân dân, đồng thời xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang, bán vũ trang, du kích... Dưới dự lãnh đạo của đồng chí Nguyễn Văn Linh, phong trào đấu tranh cách mạng đã có bước phát triển, tạo sự chuyển biến về đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị, sôi nổi, rộng khắp, được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia như: phong trào đấu tranh của công nhân, trí thức, sinh viên, học sinh ủng hộ Chính phủ Hồ Chí Minh, chống thực dân Pháp, chống Chính phủ bù nhìn Bảo Đại, chống can thiệp Mỹ, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975, đất nước thống nhất nhưng đứng trước muôn vàn khó khăn, thử thách: gánh chịu hậu quả nặng nề từ chiến tranh; nền kinh tế lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng; đời sống nhân dân còn nhiều thiếu thốn… Trong bối cảnh lịch sử đầy cam go ấy, tại Đại hội VI của Đảng (năm 1986), đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng chí không ngừng trăn trở, tìm tòi con đường đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng. Với bản lĩnh chính trị vững vàng, tư duy sáng tạo và sự nhạy bén với thực tiễn, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã đóng vai trò then chốt trong việc khởi xướng, lãnh đạo công cuộc đổi mới.

Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, dù gặp không ít khó khăn, trở ngại nhưng đồng chí Nguyễn Văn Linh đã kiên định với chủ trương đổi mới, cùng với Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhạy bén, chủ động, sáng tạo, khôn khéo chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam những năm đầu thời kỳ đổi mới, vượt qua những thử thách hiểm nghèo, hàng loạt chủ trương, quyết sách, chính sách mang tính đột phá, lịch sử đã được ban hành, chứng minh tầm nhìn chiến lược và sự dũng cảm của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh trong việc đổi mới phát triển đất nước, chăm lo đời sống cho Nhân dân, “cởi trói” cho sức sản xuất, khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo của Nhân dân; phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập quốc tế, chủ trương “cởi trói” cho văn học nghệ thuật, thực hiện dân chủ trong Đảng và xã hội... tạo tiền đề cơ bản để đất nước phát triển nhanh trong những giai đoạn tiếp theo. Nhờ công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử: Đất nước ta từ một nền kinh tế lạc hậu, bao cấp chuyển sang một nền kinh tế năng động, hội nhập; kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển bền vững.

 

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (Nguồn: TTXVN)

Là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Văn Linh luôn nêu cao đạo đức cách mạng, phẩm chất của người cộng sản tận trung với Đảng, tận hiếu với dân, cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư; sống chân thành, thẳng thắn, chan hòa với đồng chí, Nhân dân. Nhận thấy dấu hiệu của tình trạng quan liêu, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, cản trở con đường đổi mới, có thể thành nguy cơ đe dọa đến uy tín của Đảng và sự sống còn của chế độ xã hội chủ nghĩa, đồng chí đã viết báo đấu tranh những biểu hiện đó. Những bài báo “những việc cần làm ngay” của tác giả N.V.L đăng trên báo Nhân dân vào những năm đầu thời kỳ đổi mới, tạo bầu không khí dân chủ, cởi mở, công khai, nói thẳng nói thật, lời nói đi đôi với việc làm, góp phần đấu tranh chống tiêu cực, làm trong sạch các cơ quan Đảng, Nhà nước. Trên cương vị là cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí đã đem hết sức lực, trí tuệ của mình để tham gia, đóng góp ý kiến quan trọng với lãnh đạo Đảng, Nhà nước về thực hiện hoàn thiện đường lối đổi mới và những vấn đề lớn của đất nước, cụ thể Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh 1991).

Bút tích của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh gửi báo Nhân dân (Nguồn: Báo Nhân dân)

 

Một trong những bài báo “Những việc cần làm ngay” của tác giả N.V.L đăng trên báo Nhân dân (Nguồn: Báo Nhân dân)

 

Gần 70 năm hoạt động cách mạng, Đồng chí đã không ngại gian khó, chủ động, sáng tạo, kiên định đưa con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, gian nguy, đẩy mạnh công cuộc đổi mới và thu được thành tựu to lớn, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống của Nhân dân, mở rộng quan hệ đối ngoại, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Với những cống hiến lớn lao đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng ta và Nhân dân ta, đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và trong công cuộc đổi mới đất nước, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng và nhiều huân chương, huy chương cao quý khác.

Kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh vào dịp toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang thực hiện quyết sách lịch sử - “sắp xếp lại giang sơn”, tạo nền tảng tiến vào kỷ nguyên mới. Chúng ta học tập tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, kiên định, sáng tạo, gắn bó với Nhân dân của đồng chí Nguyễn Văn Linh; nguyện nêu cao ý chí cách mạng, chung sức, đồng lòng, đoàn kết thống nhất, ra sức học tập, tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng của người cộng sản, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội XIII của Đảng, hướng tới Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phát triển phồn vinh, hùng cường, thịnh vượng.

                                                                                                            Thắm Nguyễn

                                                               (Tổng hợp từ Đề cương của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương)

Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh tên thật là Nguyễn Văn Cúc (01/7/1915 – 27/4/1998), tên thường gọi Mười Cúc. Đồng chí sinh ra trong một gia đình công chức nghèo yêu nước, tại thôn Yên Phú, xã Giai Phạm, huyện Mỹ Văn (nay là huyện Yên Mỹ), tỉnh Hưng Yên. Trong bối cảnh đất nước lầm than, thấu hiểu cuộc sống nô lệ, được giác ngộ cách mạng, lại được tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc dẫn đường, đồng chí Nguyễn Văn Linh sớm tham gia cách mạng từ lúc mới 14 tuổi và từng bị địch bắt, tù đày ở nhà tù Côn Đảo (năm 1929, 1939). Hơn 10 năm bị tù đày nơi “địa ngục trần gian”, kẻ thù dùng mọi hình thức cực hình, tra tấn dã man nhưng đồng chí Nguyễn Văn Linh luôn giữ vững khí tiết c&

Tin khác cùng chủ đề

Niềm tin mới, khí thế mới, động lực mới, toàn ngành Tuyên giáo tiếp tục đoàn kết, phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao
 Thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thận trọng, phù hợp, bảo đảm hiệu quả
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Tập trung làm tốt công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị"
Phê duyệt danh mục dự án kêu gọi đầu tư đến năm 2025
Các điểm du lịch ở Nha Trang hút khách dịp lễ
Công bố và trao 4 quyết định về công tác cán bộ

Gửi bình luận của bạn